Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

Tòa Trung Quốc độc quyền xét xử bí mật hai phụ nữ vì vạch trần đàn áp Pháp Luân Công

Một nữ sinh viên đại học Trung Quốc và em họ đã bị bắt giữ và xét xử bí mật hôm 12/12 theo một điều khoản mơ hồ của luật hình sự được nhiều luật sư ở Trung Quốc chứng minh không có giá trị pháp lý, do tòa án đặc biệt áp dụng để đàn áp Pháp Luân Công, môn tu luyện cổ xưa đã trở thành mục tiêu Đảng Cộng sản Trung Quốc nỗ lực xoá sổ trong 15 năm qua.

Nữ sinh viên Biện Hiểu Huy cầm một biểu ngữ với nội dung “tôi muốn nhìn thấy cha tôi” trên đường phố vào ngày 03/03/2014. Cô Biện và em họ, người chụp ảnh, đã bị bắt giam ngay sau đó và xét xử bí mật vào 12/12 với tội danh “Công bố cuộc đàn áp Pháp Luân Công” qua những hình ảnh tải lên mạng trực tuyến. (Ảnh chụp màn hình/ Weibo.com)

Không luật sư nào được phép bào chữa cho hai người, thành viên trong gia đình cũng không được phép tham dự quá trình tố tụng. Hai cô gái, một là học viên Pháp Luân Công và người kia là con gái của một học viên Pháp Luân Công bị giam cầm, đang bị uỷ viên công tố quy kết cho một tội danh mà không hề được ghi trong luật lệ hay sổ sách nào. Điều này khiến cho toàn bộ hệ thống luật sư, công tố viên cũng như quá trình xét xử hai người phụ nữ trên mang tính phi pháp.

Tham chiếu áp dụng tội danh cho hai cô gái dẫn theo khoản 300 Bộ luật hình sự: “sử dụng hội kín, các tổ chức tà giáo và mê tín dị đoan để phá hoại thực thi pháp luật”. Điều luật lủng củng này được Trung Quốc ban hành gấp vào năm 1999, nhằm tạo dựng cơ sở pháp lý để tiến hành đàn áp Pháp Luân Công. Có thể tìm hiểu thêm Pháp Luân Công tại http://trithucvn.net. Điều luật này đã bị cộng đồng luật sư của Trung Quốc chỉ trích vì tính độc đoán và không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên nó vẫn được sử dụng bởi cơ quan an ninh và ngành tư pháp trong chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công không ngừng nghỉ của Đảng.

Vào tháng 3 năm nay, Biện Hiểu Huy, sinh viên đại học thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc đã bị cảnh sát bắt khi cô tìm cách đến thăm cha mình, một học viên Pháp Luân Công bị tuyên án 12 năm tù từ năm 2012 vì đức tin của mình và các hoạt động phanh phui cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công.

Sau nhiều lần bị các các nhà tù ở Hà Bắc chối từ, cô Biện đã cầm biểu ngữ trên đường phố với nội dung “Tôi muốn nhìn thấy cha tôi” và bị cảnh sát bắt đi.

Trần Anh Hoa, học viên Pháp Luân Công và là họ hàng của cô Biện, người đã chụp bức ảnh cô Biện cầm biểu ngữ và đăng lên mạng. Một tuần sau hai cô và mẹ của cô Biện đã bị bắt giữ. Cả hai bị buộc tội “tuyên truyền việc Pháp Luân Công bị bức hại”, theo lời luật sư chuyển tới bà Hoàng Kim Lăng, mẹ của cô Trần Anh Hoa, hiện đang sống ở Calgary, Canada.

Pháp Luân Công là môn tu luyện cổ xưa, bao gồm các bài tập nhẹ nhàng và các bài học về đạo đức. Môn tu luyện này đã bị đàn áp từ năm 1999, sau khi số người tu luyện nhiều hơn lượng Đảng viên vào thời điểm đó. Hàng nghìn người được báo cáo là đã bị bức hại đến chết, trong khi các nhà nghiên cứu cho biết, có hàng chục nghìn người bị mổ cắp nội tạng để thu lợi bất chính.

Các thành viên trong gia đình đã phát hiện phiên xét xử vào ngày 10/12, sớm hơn hai ngày trước khi nó được chính thức bắt đầu (gia đình và luật sư nhẽ ra phải được thông báo ít nhất 3 ngày trước khi xét xử).

Trước khi phiên tòa bắt đầu vào lúc 9 giờ sáng ngày 12/12, người thân và bạn bè của cô Biện và cô Trần đứng đợi bên ngoài tòa án quận Trường An ở Thạch Gia Trang thành phố Hà Bắc, nhưng không ai được phép tham dự phiên xử.

Tòa án nói rằng, chỉ có thành viên trong gia đình mới được phép vào, mặc dù họ biết rằng cả cha và mẹ của cô Biện đã bị bắt giữ bởi các cơ quan an ninh của Đảng.

Cha mẹ của cô Trần gần 70 tuổi và đang ở Canada. Phó lãnh sự tại Tổng Lãnh sự quán Canada tại Hà Bắc đã tìm cách đại diện cho thân phụ cô Trần để tham dự phiên xét xử, bà Hoàng ở Calgary cho biết, nhưng phó lãnh sự và thông dịch viên của ông đã bị từ chối vì ” hết chỗ ngồi”.

Tất cả 3 luật sư được thuê bởi cô Biện và cô Trần không được phép vào toà án và không thể bảo vệ thân chủ của họ.

Đây là lần thứ hai toà án tiến hành xét xử cô Biện và cô Trần, lần đầu diễn ra vào ngày 21/8, nhưng hoãn lại sau khi các luật sư đã gửi đơn khiếu nại tố cáo toà án tiến hành sai pháp luật, theo Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) trụ sở New York.

“Thậm chí các luật sư còn bị hạn chế phát biểu. Tòa án làm bất cứ điều gì họ muốn. Trong khi các luật sư chúng tôi bị đe dọa trục xuất và liên tục nhận cảnh cáo mỗi khi có bình luận. Các luật sư chúng tôi không thể tự do lên tiếng và đã bị ép rời khỏi đó”, theo lời kể lại của luật sư Trương Kiến Vĩ, người bào chữa cho cô Trần ở thời điểm đó.

NTD dẫn lời luật sư Vương Toàn Chương đại diện cho cô Biện, yêu cầu cần có thêm hai “Hội thẩm nhân dân” cũng đã bị từ chối bởi tòa án.

Trong 9 tháng bị giam giữ, cô Trần đã tuyệt thực nhiều lần để phản đối lệnh bắt giam, hiện cô đang rất yếu, mẹ nạn nhân cho biết.


Từ khóa: Phap Luan Cong. Có thể tìm hiểu thêm Phap Luan Cong tại http://trithucvn.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét